Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009






Là doanh nhân nữ duy nhất trong tổng số 10 người đạt giải, Nguyễn Thị Ngọc Chúc (37 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hoàng Quan, quận 8, khá vất vả khi khởi đầu sự nghiệp do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Lên 9 tuổi, chị mới được cắp sách đến trường, nhưng sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học đành phải bỏ lại sau lưng ước mơ về giảng đường đại học, để bước vào đời với công việc tại một công ty sản xuất, xuất khẩu nông sản. Sau đó, Ngọc Chúc lại đến với ngành keo dán công nghiệp như một cơ duyên, bởi chồng chị là một kỹ sư hóa chất. Tìm hiểu chợ đầu mối hóa chất ở chợ Kim Biên, chị quyết định chọn mặt hàng keo dán đa năng (keo 502) làm sản phẩm tiên phong tấn công thị trường.

Với quyết tâm cao, tự mày mò học hỏi, Ngọc Chúc đã nhanh chóng đưa sản phẩm keo dán công nghiệp của Hoàng Quan có mặt khắp trên thị trường và đạt huy chương vàng Hội chợ quốc tế Công nghiệp, cúp vàng thương hiệu năng động năm 2004... Chữ "tín" luôn được chị Chúc đặt lên hàng đầu trong công việc kinh doanh. Nó là phương châm hoạt động chính của cơ sở Hoàng Quan. Chính điều này đã giúp chị thành công rất nhiều trong công việc do được đối tác tin cậy. Và anh em trong công ty quý trọng bởi sự gần gũi, giúp đỡ và truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm làm việc bằng cả nhiệt huyết tuổi trẻ của mình.

Thái Tuấn Dũng.

Với chức vụ là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Ky Vy, quận 5, Thái Tuấn Dũng (34 tuổi) cho biết, từ ý tưởng giúp các bà mẹ Việt Nam có thêm thời gian chăm sóc gia đình nhiều hơn nên tháng 7/2001, sản phẩm của Ky Vy ra đời và chỉ trong một thời gian ngắn (cuối năm 2001) đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao với nhãn hiệu BiNo. Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập, Ky Vy vẫn vươn lên với doanh số không ngừng tăng. Sản phẩm Ky Vy chiếm 40% thị phần trong nước và xuất khẩu (năm 2004 xuất khẩu đạt 501.000 USD). Ky Vy giải quyết việc làm có thu nhập ổn định cho hơn 240 lao động trực thuộc và 120 nhân viên bán hàng tại các nhà phân phối. Đồng thời công ty đã dành ngân sách gần 500 triệu đồng để hoạt động từ thiện. Tổng giám đốc Thái Tuấn Dũng tiết lộ, năm tới, công ty có 2 định hướng là đầu tư vào chiều sâu công nghệ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường, dự kiến doanh thu trong 2 năm tới tăng gấp đôi so với hiện nay.

Nguyễn Thành Nhơn.

Với "máu" kinh doanh, thạc sĩ Nguyễn Thành Nhơn (32 tuổi), Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Nhơn Hữu, quận 10, bước vào thương trường khi mới còn là cậu sinh viên năm thứ nhất bằng việc bán hàng lưu động bút bi Bến Nghé đến từng nhà, từng cửa hàng mà theo anh đây là một cách tiếp thị mới lạ chưa hề có ở thời điểm đó. Mới đầu chỉ là một doanh nghiệp tư nhân tư mãi, đến năm 2002, Công ty cổ phần công nghệ Nhơn Hữu ra đời hoạt động trong 3 lĩnh vực: công nghệ sinh học, thiết bị điện và phần mềm máy móc Hitachi.

Trong công ty, anh vừa là người điều phối, hoạch định chiến lược cho các đội ngũ nhân viên triển khai kế hoạch, vừa đầu tư nghiên cứu về thiết bị máy móc và các phần mềm hiện đại, rồi kể cả lĩnh vực chế biến thực phẩm dinh dưỡng. Cuối năm 2003, Nhơn thành lập dự án làng nấm ở huyện Củ Chi, được xếp vào loại đặc biệt ưu đãi của TP HCM và đã tạo nghề mới cho 1.000 lao động ở địa phương.

Với Thành Nhơn, bí quyết dẫn đến thành công là người lãnh đạo doanh nghiệp phải biết coi trọng lao động, gần gũi với họ để nhận biết năng lực của mỗi người. Anh từng mua bảo hiểm nhân thọ Prudential cho những người gắn bó với công ty lâu năm để khi về già họ có mức thu nhập ổn định như lúc còn đi làm.

Nguyễn Hiếu Đức.

Nguyễn Hiếu Đức (43 tuổi), Giám đốc DNTN thương mại - sản xuất Đức Quân, quận Phú Nhuận, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tới 11 anh em nên từ nhỏ anh đã phải tự lập bằng cách đi đá bóng thuê để kiếm tiền trang trải học phí cho những năm học phổ thông và đại học. Anh đến với việc kinh doanh mực in bằng cả tâm huyết của một người kỹ sư hóa khi còn rất trẻ. Lúc đầu không vốn liếng, anh đã mượn tạm số nữ trang của bà xã (4 chỉ vàng) đem bán để đặt mua dụng cụ sản xuất. Phòng thí nghiệm đặt tại nhà bếp còn dụng cụ sản xuất chỉ cách giường ngủ có 1 mét và chỉ một mình anh làm tất cả mọi việc từ nghiên cứu sản xuất đến tiếp thị giao hàng.

Đến nay, Đức Quân cũng đã có trên 10 loại mực in khác nhau dùng để in bao bì và các công nghệ in như: PP, PE, PVC.... và tác giả của các công thức mực in đó chính là anh. Năm 2004, Đức Quân đã cung cấp cho thị trường 450 tấn mực in các loại. Đi liền với việc sản xuất, phương châm kinh doanh mà anh chọn là tính ổn định về giá cả và chất lượng của sản phẩm, nhằm tạo phương thức thanh toán linh hoạt để hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Châu Ngọc Mỹ.

Giám đốc Công ty cổ phần Siêu Thanh (nhà phân phối chính thức sản phẩm máy móc văn phòng), Châu Ngọc Mỹ, theo anh trong kinh doanh phải làm sao để "sản phẩm ra đi mà khách hàng ở lại" thì mới có hiệu quả. Với ý nghĩ đó, công ty đã đưa ra chính sách bảo hành hết chu kỳ vòng đời hoạt động của một sản phẩm là 5 năm. Đây là một bước đột phá mà trong ngành kinh doanh sản phẩm văn phòng chưa ai làm và cũng là bí quyết đưa Siêu Thanh đến với thành công. Trong nhiều năm liền, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Châu Ngọc Mỹ, Công ty Siêu Thanh luôn giữ mức độ tăng trưởng bình quân từ 25% đến 30%, lương bình quân khoảng 3 triệu đồng/lao động. Năm 2004, công ty đã đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng (tăng gần 30% so với 2003) và hứa hẹn đạt tới con số 300 tỷ đồng cho năm sau.

Trương Vĩnh Kiến.

Khởi đầu sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất theo mô hình kinh tế gia đình với mặt bằng sản xuất chưa đến 100 m2, Tổng giám đốc Công ty TNHH dây và cáp điện Tân Cường Thành, ông Trương Vĩnh Kiến, tâm sự, mới đầu chỉ có 6 công nhân, máy móc thiết bị sản xuất cũ kỹ thô sơ và lạc hậu tự chế tạo trong nước, nên năng suất sản xuất rất thấp. Đến nay, Tân Cường Thành đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, dự kiến doanh thu 2004 là trên 20 tỷ đồng. Sang năm tới sẽ đầu tư một lò luyện nhôm với công suất 25.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất cáp điện trung thế, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

đừng than vãn nhé những người bạn của tôi





































băng lòng -và cô găng---------

4.cách lập chiến lược kinh doanh


được phát biểu sao cho thật cụ thể, có thể đo lường được, có thể chấp nhận được để đạt mục tiêu, thực tế, đúng kế hoạch, mở rộng khả năng để đạt mục tiêu, và đó cũng là những việc đáng làm (những tiêu chí này viết tắt là "SMARTER".)
Ở một điểm nào đó khi viết kế hoạch chiến lược (đôi khi trong hoạt động định hướng chiến lược), các nhà hoạch định chiến lược thường nhận định hay cập nhật cái được gọi là "triết lý" chiến lược. Điều này bao gồm việc xác định hay cập nhật sứ mạng của tổ chức, các tuyên bố về tầm nhìn hay giá trị . Các tuyên bố về sứ mạng được trình bày ngắn gọn theo mục tiêu của tổ chức. Những tuyên bố về sứ mạng thay đổi theo tự nhiên từ rất ngắn gọn đến khái quát, và có những phát biểu mục tiêu cụ thể như một phần của tuyên bố sứ mạng. Nhiều người cho rằng các tuyên bố về giá trị và tầm nhìn là một phần tuyên bố sứ mạng. Các doanh nghiệp mới (lợi nhuận và phi lợi nhuận) thường làm việc với cơ quan nhà nước để hợp thức hóa trong việc đăng ký kinh doanh, thí dụ như hình thức hợp tác, liên kết v.v. Đăng ký này thường bao gồm việc tuyên bố sứ mạng của mình trong hiến chương của họ (hoặc hiến pháp, điều lệ của đoàn thể v.v.)
Dường như những tuyên bố về tầm nhìn và giá trị đang được sử dụng nhiều hơn. Những tuyên bố về tầm nhìn thường là một mô tả rất thuyết phục về cách thức mà tổ chức sẽ hoặc nên hoạt động vào những thời điểm nhất định trong tương lai và người tiêu dùng hay khách hàng đang hưởng lợi như thế nào từ những sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức đó. Các tuyên bố về giá trị liệt kê các ưu điểm về cách thức hoạt động của tổ chức. Một số người tập chung đề cao giá trị đạo đức trong tuyên bố giá trị. Giá trị đạo đức là giá trị tiên quyết đề cập đến việc con người nên đối xử với nhau như thế nào, thí dụ như tính liêm chính, trung thực, tôn trọng v.v. Những người khác lại cho rằng giá trị hoạt động đóng vai trò hàng đầu đối với tổ chức, ví dụ mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả v.v. Một vài người khẳng định rằng những giá trị hoạt động này mới thực sự là những mục tiêu chiến lược.
3. Kế hoạch hành động Kế hoạch hành động là việc thận trọng đề ra cách những mục tiêu chiến lược sẽ được thực hiện. Kế họach hành động thường bao gồm các mục tiêu cụ thể, hay những kết quả cụ thể cho từng mụ

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

3.ong Hai thanh cong va nhung giot nuoc mat



lặng lẽ trong đói nghèo nơi vùng chiêm trũng mà có những con người đã là doanh nhân tiếng tăm. Một “nhà giàu” không chỉ vì của cải mà còn ….. giàu đủ thứ, nhất là nhân cách, nhân cách làm người, nhân cách làm giàu. Vốn tính hiếu kỳ của ký giả, tôi lên xe con của anh ta vèo vèo trên đường 5. Gần trưa, xe mới rẽ về ngôi nhà nhỏ nằm ven con mương ở xóm Tân Lập, xã Phương Hưng. Hai ông bà già tuổi ngoài 70 ra đón chúng tôi. Đó là vợ chồng ông Đỗ Trọng Hải và bà Nguyễn Thị Cưu. Một đĩa nhãn, một đĩa dưa hấu và một ấm trà được bày ra mời khách…….
Những giọt nước mắt...

Ông Hải vào chuyện. Tôi sinh năm 1935 ở vùng chiêm trũng này. Ông bà , bố mẹ tôi nghèo lắm, cực lắm. Năm 1945, bố tôi chết đói. Đến năm 1946 mẹ cũng bỏ anh em chúng tôi mà đi. Anh lớn tên là Kếu, Kếu lớn. Tôi cũng tên Kếu, Kếu em (đến năm 1957 mới đổi tên là Đỗ Trọng Hải). Cô em út tên Cạc. Bố mẹ đặt tên xấu để tránh hoạn nạn, thế mà giờ cũng không tha. Sau khi mẹ mất, Cạc được một sơ nhà thờ cưu mang, sau đi đâu không rõ, biệt tích cho tới tận bây giờ. Ông Hải nghẹn ngào nước mắt rưng rưng. Cảnh mồ côi lúc đó mới 11, 12 tuổi, bốn bận phải đi làm thằng ở. Bận đi ở cho địa chủ, cho những người trong họ để lay lắt sống qua ngày đoạn tháng. Chăn trâu, cắt cỏ, hầu hạ mọi việc trong nhà chủ. Cơm ăn không đủ no, có bữa phải ăn vụng giải khoai luộc của lợn, bị chủ bắt được đánh suýt chết.
Năm 1951 đi du kích, rồi làm quân báo cho xã hội đánh đồn Tây. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, hoạt dộng thanh niên rất hăng hái, sau được giao nhiệm vụ Bí thư chi đoàn xã Phương Hưng, bí thư đoàn đầu tiên của xã này. Hồi đó, tôi đã thấm nhuần lời Bác Hồ dạy thanh niên: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Đây là câu châm ngôn đi suốt cuộc đời tôi, nhất là khi gặp phải thách thức trong cuộc sống, đối mặt với đói nghèo. Bước ngoặt cuộc đời tôi từ đây. Cùng với hơn 1000 thanh niên trong xã, chúng tôi mày mò và thực hiện thành công nhiệm vụ cải tiến công cụ, như cắt cày chìa vôi thành cày 51, cải tiến bừa chữ nhi thành bừa đĩa để trâu kéo, sáng chế máy gặt cầm tay có hai lưỡi gặt lúa đạt năng suất cao…
Chính có thành tích này, tôi đã ba lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Do được chọn là cá nhân xuất sắc tiêu biểu toàn tỉnh nên được cử đi tham dự Hội nghị thanh niên toàn quốc ở Hà Nội năm 1959. Bác Hồ đến dự và nghe báo cáo của tôi, lúc đó vẫn mang tên khai sinh là Đỗ Đức Kếu. Người khen “Chú Kếu đã biết vận dụng thực tế”. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần vị lãnh tụ kính yêu. Lần thứ 2 là vào hạ tuần tháng 6 năm 1960, tôi tròn 25 tuổi. Trung ương Đoàn cho xe về đón tôi và anh Kiều Văn Điền (quê Hà Tây cũ) đi gặp Bác ở Phủ Chủ Tịch. Người thân chinh giao cho hai chúng tôi sang Nam Ninh (Trung Quốc) học cải tiến nông cụ, tìm hiểu thao tác máy cấy của bạn. Máy cấy này có năng suất gấp từ 10 đến 15 người cấy bằng tay. Hơn bốn tháng học tập chúng tôi về nước cùng một toa tầu máy cấy do Mao Chủ Tịch gửi tặng. Tôi và anh Điền đã đi khắp nơi thao diễn máy cấy Nam Ninh. Và thật bất ngờ, sau kỳ họp Quốc hội khóa III năm 1960, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị và hầu hết đại biểu Quốc hội về một cánh đồng ở huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, xem thao diễn máy cấy Nam Ninh. Bác mặc bộ quần áo nâu, đi dép cao su, đội mũ cát. Đứng trên bờ ruộng Bác bỗng cất tiếng “chú Kếu đâu, mang máy cấy ra đây, Bác cháu ta cùng cấy nào”. Nói rồi Bác bỏ dép, xắn quần lội ruộng. Tôi đứng cạnh, hướng dẫn Bác tra mạ và điều khiển máy. Bà Nguyễn Thị Thập cũng xắn quần lội ruộng, tươi cười “Tôi cấy tay, chú Kếu cấy bằng máy, xem ai nhanh hơn ai. Các vị trên bờ tính phút giùm tôi”. Ba lần được vinh dự gặp Bác, tới nay đã gần 50 năm rồi, mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn thấy Bác hiển hiện như mới ngày nào. Nhớ từng cử chỉ ân cần của Bác, từng lời căn dặn của Bác. Bác đã cho tôi làm người, dạy dỗ tôi nên người. Ông Hải lặng đi, những giọt nước mắt rơi rơi. Những giọt nước mắt của niềm xúc động lớn lao…
Cha truyền con nối thoát nghèo và làm giàu
Sau thời gian làm việc ở Xưởng Công cụ Cơ giới Nông nghiệp Hà Nội, rồi về Phòng nghiên cứu Cải tiến nông cụ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, đến năm 1989, ông Hải xin nghỉ hưu về quê. Bà vợ ông công tác ở Phòng Thủy lợi huyện cũng xin về hưu trước đó vài năm. Lương hưu của hai ông bà không đủ nuôi sáu đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Không cam chịu cảnh nghèo, ý chí của chàng trai ham tìm tòi, cải tiến thuở nào đã trỗi dậy mãnh liệt. Đỗ Trọng Hải đã mở xưởng cơ khí mang tên HTX Hợp Thành, chuyên thu mua phụ tùng ôtô phế thải về tái chế, mua thêm linh kiện mới, lắp ráp thành xe công nông, một phương tiện rất thịnh hành ở nông thôn thời ấy. Chẳng mấy “tiếng lành đồn xa”, cung không đáp ứng đủ cầu ở Hải Dương cũng như các tỉnh lân cận. Mấy cha con xúm vào làm cật lực suốt ngày đêm không hết việc. Và điều quan trọng hơn cả, các con trai lớn của ông bà đã “máu mê”giống người cha, thành thạo nghề cơ khí, mê mệt với ô tô. Không chỉ con trai, các cô con dâu cũng “đắm đuối” theo nghiệp nhà chồng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, họ đã trở thành những ông chủ tên tuổi ở Hải Dương. Mỗi nhà có một cơ ngơi, mỗi nhà là một doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật là vợ chồng người con thứ ba, Đỗ Trọng Tú. Anh là một doanh nhân nổi tiếng với “Chợ ôtô” tọa lạc trên mặt bằng hơn 11.000m2 ngay trên mảnh đất Gia Lộc quê hương, sở hữu các chi nhánh ô tô Đại Cường cũng rất hoành tráng ở Quảng Ninh, Thanh Hóa… Đỗ Trọng Tú nhiều năm được vinh danh là “Doanh nhân trẻ tiêu biểu của Hải Dương”, từng được nhiều lần nhận Cúp vàng Doanh nhân Tâm Tài của quốc gia. Gần nhất, Đỗ Trọng Tú hai lần có mặt trong đội ngũ tháp tùng đoàn đại biểu cao cấp của Nhà nước do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tới nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.
Sao có sự bứt phá thoát nghèo, làm giàu ngoạn mục như vậy? Ông Hải mỉm cười ý nhị. Cũng là do chịu học mà thôi. Học ở trường đời nhiều lắm. Nhưng có một “sự kiện” làm thay đổi hẳn tư duy của tôi. Đó là lần may mắn được tiếp xúc với các nhà doanh nghiệp người Nhật Bản. Họ về “khảo sát” môi trường đầu tư ở Hải Dương. Nhân lúc nghỉ ngơi, tôi hỏi một người: Bên nước ông có nhiều người giàu có, họ làm giàu bằng cách nào? Có ba cách: Làm giàu bằng quyền lực, con cái dễ sinh hư. Làm giàu man trá, dễ vào tù. Còn làm giàu bằng trí tuệ, sự khôn ngoan, nhất là có ý chí mãnh liệt, cái sự giàu bền vững hơn cả. Tôi suy nghĩ mãi, họp tất cả con cái, cả nhà bàn thảo cả ngày về câu nói ấy của người Nhật Bản. Và cả gia đình đã thống nhất chọn con đường thứ ba. Con đường của ý chí. Quyết chí làm giàu, ắt giàu thôi.
Năm 1945, cả gia tộc họ Đỗ mất 33 nhân mạng. Còn nay, những người con của đại gia đình Đỗ Trọng Hải tất cả đều thành đạt, giàu có, được quê hương, làng xóm và xã hội quý mến, trân trọng. Con người Bí thư xã Đoàn đầu tiên của Phương Hưng năm nào chỉ nhỏ nhẻ: Ba lần vinh dự gặp Bác đã thay đổi cuộc đời tôi, cho chúng tôi và con cháu nên người, cho một cuộc sống như hôm nay. Mãi mãi biết ơn Người!

:
Người biết biến ước mơ thành hiện thực (16-09-2008 -03h49)
Người Việt đầu tiên làm xe du lịch (06-09-2008 -02h09)
Doanh nhân Phạm Thị Loan: Chung sức vì bình đẳng giới (03-09-2008 -02h00)
Thái Bình: Cá nhân doanh nghiệp ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng trường học (22-08-2008 -09h24)
Doanh nhân tỷ phú làm rung chuyển công nghệ tin học thế giới (20-08-2008 -07h17)
Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân hảo tâm với người nghèo (19-08-2008 -07h25)
Doanh nhân góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc (31-07-2008 -05h59)
Như chuyện cổ tích ven rừng (28-07-2008 -09h17)
" Bộ đội Cụ Hồ" trên thương trường (11-07-2008 -03h55)
Dồn tâm huyết cho dòng tranh độc đáo của vùng quê Kinh Bắc (20-06-2008 -09h14)
Văn hóa Doanh Nhân trong "Đời Sống" của Thương hiệu (19-06-2008 -07h07)
Người giữ hồn cho nghề truyền thống chạm khắc gỗ (10-06-2008 -09h46)
Nữ giám đốc tài năng, tận tụy với công việc (10-06-2008 -09h43)
Doanh nhân Phạm Minh Đức: Gắn bó với Bình Chánh như duyên phận (03-06-2008 -02h45)
Tập đoàn Nam Cường: Lớn mạnh cùng các dự án (02-06-2008 -03h48)

2.ty phu Ingavar Kamprad van di xe bus


Trên một chương trình truyền hình Thụy Điển mới đây, tỷ phú Ingvar Kamprad, người giàu nhất châu Âu, đã khiến các khán giả màn hình nhỏ phải kinh ngạc khi cho biết ông vẫn đi… xe bus công cộng.
Ingvar Kamprad sinh năm 1926, là người sáng lập ra tập đoàn kinh doanh đồ gỗ IKEA. Chính sự tiết kiệm và đầu óc sáng tạo đã biến Ingvar Kamprad trở thành một người giàu có như ngày nay.
Theo danh sách “Những người giàu nhất thế giới năm 2005” do tạp chí Mỹ Forbes công bố hồi tháng 5 vừa qua, tài sản của Ingvar Kamprad được xác định là 23 tỷ USD, đứng hàng thứ 6 thế giới và là người giàu nhất châu Âu. Tiết lộ bí quyết làm giàu, ông cho biết: Đó là tiết kiệm chi phí triệt để trên mọi phương diện, ở mọi nơi, mọi lúc.
Khi sắp đi công cán, ông thường truy cập Internet và tìm kiếm giá vé máy bay rẻ nhất. Ở Thụy Điển, ông vẫn lái chiếc ôtô cũ kỹ, gỉ sét và đến thành phố nào ông cũng tìm ra những khách sạn có giá rẻ nhất để thuê. Ông còn khuyên bảo nhân viên: “Hãy làm như tôi: Ăn uống ở căng tin của IKEA. Tôi thường đi ăn với một người khác bởi vì khi đặt hai suất ăn, người ta sẽ được hưởng một cốc cà phê miễn phí”.
Có lần khi phải ở khách sạn, khát quá ông “trót” dùng một lon soda trong tủ lạnh ở phòng; sau đó ông đến ngay một cửa hàng gần đó và mua một lon khác thế vào chỗ cũ, để không phải trả tiền tại khách sạn, giá đắt hơn.
Tập đoàn đồ gỗ IKEA hiện có 190 cửa hàng tại 30 quốc gia trên thế giới và có tới 85.000 nhân viên. Doanh số của IKEA trong năm 2003 lên tới 148 tỷ USD. Phương châm kinh doanh của IKEA là cung cấp các mặt hàng đồ gỗ có mẫu mã đẹp, tiện dụng, giá rẻ, phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Tuy bị người đời chế nhạo là một “lão hà tiện”, nhưng ông chủ IKEA lại sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD làm công việc từ thiện, giúp đỡ dân chúng địa phương và là một trong những nhà tài trợ lớn cho UNICEF.
Tỷ phú Ingvar Kamprad có quyền hãnh diện vì thế giới này hiện có khá nhiều “nhân vật nổi tiếng” cũng đang sống “tiết kiệm” như ông.
Nữ hoàng Elizabeth là nhân vật nổi tiếng nhất trong số những người giàu có tiết kiệm trên thế giới. Tổ chức lễ Noel cho đám cận thần, bà yêu cầu họ phải mua vé vào cửa. Bà hầu như không đổi thời trang, vẫn mặc những quần áo lỗi mốt bất chấp sự nhạo báng của báo giới. Hơn thế nữa, tính tiết kiệm của Nữ hoàng còn di truyền cho con cháu: Thái tử Charles thậm chí còn yêu cầu khách mời mang theo đồ ăn, thức uống khi ông đứng ra tổ chức lễ đón mừng năm mới gần đây nhất.
Là một trong những người giàu có nhất nước Đức, Robert Bosch - sáng lập ra tập đoàn Bosh nổi tiếng thế giới - là một người cực kỳ tiết kiệm. Ông từng cúi xuống sàn nhà xưởng nhặt một chiếc đinh ghim và nói với mọi người xung quanh: “Đây chính là tiền của các bạn!”.
Ngay cả người sáng lập ra tập đoàn Bettelmann hùng mạnh ở Đức, Reinhard Mohn, cũng sống khá tằn tiện. Ông thường đạp xe đi làm và dùng bữa tại căng tin của tập đoàn, với thực đơn bình thường như mọi nhân viên. Vốn xuất thân từ một cậu bé bán báo, Warren Buffet đã biến số vốn 100.000 USD ban đầu thành tài sản 20 tỷ USD. Tuy giàu “nứt đố, đổ vách”, nhưng ông vẫn sống ở một ngôi nhà bài trí đơn giản, không có gì nổi trội so với láng giềng.

Thang' nam tim` viec BomViet


Hôm nay là ngày đầu tiên mình đi tìm việc mới,đi làm nhiều mình cũng hiểu ra đôi chút sự khó nhọc của phận làm công,ganh đua trong thương trường,lúc mệt mỏi,lúc chán trường,lúc cô đơn.nhưng ta đã tìm ra con đường của mình và đã quyết đi theo nó,số phận sẽ không phụ lòng người cố gắng.
Thực ra tìm việc làm thêm mà mình không biết tìm gì,thích kinh doanh thì làm gì đây.đặt ra câu hỏi vậy mình đã vào mạng và đăng kí nhiều hồ sơ của nhiều trang web khác nhau.mãi cũng có ''vieclam116.com'' gọi cho mình với những công ti tìm cộng tác viên kinh doanh.+mình suy nghĩ rằng,nếu làm một tháng có tiền cố định hay mình làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu như đi bán sản phẩm,v.v......ngồi ở nhà suy nghĩ không ra việc gì cả thế là ....tớ đã quyết định đi tìm....'''đâu là công việc của bạn''' giống như một câu nói..''ai mà biết được công việc sau này của ta,có thể nào ta sống được đến ngày mai'''' vì vậy hãy cố gắng đi thôi...cố gắng để nhận lại thành quả cố gắng để ngày mai không phải là ngày vô nghĩa các bạn nhé.Bomviet says ''life can'nt wait''''

Nu doanh nhan thanh dat

Ánh mắt, nụ cười lấp lánh khi chị cùng sinh viên xem đoạn clip về gia đình nhỏ. "Bé Gấu" - con trai chị cứ bi bô chỉ trỏ: "Mẹ kìa, mẹ kìa". Có lẽ bé chưa từng được thấy mẹ trong bộ đồng phục công sở đang họp bàn cùng các nhân viên. Người vợ - người mẹ này là Giám đốc đối ngoại Ngân hàng Sacombank.
Phương Thảo cùng đồng nghiệp Ngân hàng Sacombank. Ảnh: T.A
Ấn tượng sâu sắc nhất mà chị Nguyễn Lê Phương Thảo, Giám đốc đối ngoại Sacombank để lại cho hàng nghìn sinh viên trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại trong đêm giao lưu "Nữ doanh nhân thành đạt - Điểm tựa cuộc đời", nhân 8/3, là nhà đối ngoại thành đạt trong công việc; người mẹ, vợ hiền của gia đình.
Trả lời câu hỏi của thế hệ đi sau xoay quanh kinh nghiệm làm thế nào đảm trách tốt vai trò xã hội và gia đình, ba từ chị muốn chia sẻ nhất là "sự cân bằng". Chị nói: "Dù là người phụ nữ của xã hội hay gia đình thì quan trọng nhất là phải biết tự cân bằng bản thân để phù hợp được với hoàn cảnh, làm tốt được nhiều vai trò".
"Nguyên lý cân bằng" đó đã được Phương Thảo áp dụng ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, vào đại học, cả thời gian 4 năm du học và nhận nhiệm vụ trưởng bộ phận đối ngoại của ngân hàng. Học cùng lúc cả hai trường Đại học Ngoại thương và Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP HCM, Thảo phải tìm mọi cách để dung hòa hai ngành học ở hai trường khác nhau.
Trong thời gian học ở nước ngoài, Thảo làm thêm rất nhiều việc từ phục vụ bàn, nhân viên lễ tân và nhiều công việc cực nhọc khác. "Nó đem lại cho mình những giá trị cuộc sống to lớn đến không ngờ!". Cô du học sinh nhỏ nhắn đã thầm thốt lên như thế khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc nhân sự Tập đoàn Thistle. Điều bất ngờ hạnh phúc này lặp lại khi Thảo được mời về làm Giám đốc đối ngoại Ngân hàng Sacombank vào năm 2005.
Tuy nhiên, những "ma lực hấp dẫn" của thành công xã hội không kéo được Thảo ra khỏi guồng máy gia đình nhỏ của mình, không làm xao lãng nhiệm vụ làm một người phụ nữ. Chị chia sẻ một cách tâm đắc: "Vui nhất là 8/3 năm nay lại rơi vào ngày thứ 7. Như vậy Thảo có thể tổ chức tiệc cho cả bà nội và bà ngoại bé Gấu rồi". Cuối cùng, người phụ nữ này vẫn xếp gia đình lên vị trí hàng đầu trong cuộc sống của mình.
"Nụ cười tiếp thị VN" Lê Thanh Tú đã mang đến cho hội trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại một cảm giác thật vui tươi và sống động. "Cô gái cười" này đang là giám đốc Công ty Jolie Siam, một đơn vị chuyên về cung ứng dịch vụ nghi thức lễ tân văn phòng, ngoại giao, sự kiện.
"Làm sếp một đội ngũ lễ tân xinh đẹp, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nụ cười luôn nở trên môi, trước hết mình phải là người cười tươi nhất, đẹp nhất". Thanh Tú vui vẻ cho biết.
"Cô gái cười" Lê Thanh Tú. Ảnh: T.A
Tốt nghiệp thạc sĩ ngành "Thành lập và Quản trị công ty vừa và nhỏ" trường Đại học Lyon (Pháp), trong thời gian du học Tú có cơ hội gặp bà Blandine Peillon, giám đốc một công ty lễ tân. Cuộc hội ngộ thông qua chương trình đại sứ trẻ của Lyon đánh dấu sự ra đời của một dự án chung tại TP HCM.
Tú cho biết, cô đặt niềm tin vào dự án với mong muốn sẽ mang một luồng gió mát cho hình ảnh ngành lễ tân với phong cách Pháp vào VN. Giá trị của nụ cười và tính hiếu khách truyền thống của người VN là nguồn cảm hứng trong công việc của Tú. "Ấn tượng đầu tiên - ấn tượng vàng. Chúng ta chỉ có một cơ hội trong lần tiếp xúc đầu tiên để tạo hình ảnh trong mắt khách hàng". Triết lý kinh doanh đồng thời là mục tiêu hành động này đã giúp Tú đi đến những thành công hôm nay.
Nhận chức giám đốc Công ty TNHH bảo vệ - vệ sĩ Vương Gia khi chưa tròn 20 tuổi khi mẹ qua đời, Đào Mỹ Ngọc trầm ngâm nhớ lại: "Lúc ấy có lẽ mình là người nhỏ tuổi nhất công ty nhưng lại có vị trí cao nhất". Điều đáng nói là mặc dù tuổi tác vào hàng "út ít" nhưng Ngọc lại được các nhân viên trong công ty hết sức nể trọng vì cô thuộc loại người đã nói là làm, và nhất quyết phải làm đến nơi đến chốn.
Ngay ngày đầu tiên tiếp nhận công ty, Ngọc đã thay đổi hàng loạt, từ trụ sở công ty, hệ thống bộ máy nhân sự đến đồng phục nhân viên, logo, khẩu hiệu hành động. Slogan "Chúng tôi không nói trước tương lai của bạn. Chúng tôi bảo đảm nó", đã ra đời từ cuộc cải cách táo bạo đó.
Mẹ của Ngọc là một trong những thành viên sáng lập Vương Gia. Ước nguyện của bà trước khi nhắm mắt là giao công ty lại cho đứa con gái duy nhất mà bà hết mực yêu thương. "Tôi hành động là vì mẹ", Ngọc nói trong xúc động. Cô cho biết, khi nhậm chức giám đốc Vương Gia, tất cả thủ tục du học của Ngọc đã hoàn tất, chỉ chờ ngày bay. Thế nhưng vì tâm nguyện của mẹ, Ngọc đã quyết định ở lại Việt Nam.
Những ai đã tiếp xúc với Ngọc đều có chung nhận định về cô: một cô gái nhỏ bé nhưng cá tính và quyết đoán. Hiện giờ Ngọc là Giám đốc dự án Tập đoàn Togi. Những mất mát người thân vẫn chưa lắng dịu nhưng bản lĩnh của một nữ doanh nhân luôn nhắc Ngọc phải phấn đấu và vượt qua tất cả khó khăn

Trinh Minh Giang


Là con trai của cựu cầu thủ và HLV Thể Công – Trịnh Minh Huế, có mẹ là diễn viên múa tài năng nhưng Trịnh Minh Giang không nối nghiệp thể thao của cha, cũng không theo ngành nghệ thuật của mẹ, anh tự tìm lấy con đường lập nghiệp của mình bằng niềm say mê và trí tuệ không ngừng sáng tạo.
Lịch lãm, ăn nói từ tốn và rất am hiểu kiến thức xã hội là ấn tượng đầu tiên về anh của chúng tôi. Sinh ra và lớn lên trong vòng tay che chở của cha mẹ, được nuông chiều từ khi còn rất nhỏ, nhưng Minh Giang đã có những thói quen tốt mà ít đứa trẻ nào ở tuổi anh có được. Khi được bố mẹ cho đến nhà người quen chơi, chỉ cần ở đó có một quyển sách là đã khiến cho Giang phải mê mẩn, say mê ngồi đọc hết cho đến khi bố mẹ nói xong công chuyện mới buông sách đứng dậy ra về.
Dù đọc nhiều sách, biết được nhiều điều nhưng chưa từng được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm nên Minh Giang luôn đau đáu muốn dứt mình ra khỏi sự phụ thuộc vào gia đình, anh mong muốn có một cuộc sống tự lập và tự chủ trong mọi quyết định của mình.
Tốt nghiệp trường ĐH dân lập Thăng Long, khoa Quản lý, Giang quyết định sang Algreria với tư cách là đại diện của trung tâm đối ngoại, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, xúc tiến 2 mảng thiết lập hệ thống các nhà hàng và đấu thầu các dự án xây dựng. Lần đầu tiên xa gia đình, chàng trai đất Hà Thành không tránh khỏi những vấp váp khó khăn, từ vấn đề ngôn ngữ cho đến văn hóa của một dân tộc hoàn toàn xa lạ.
Đằng đẵng một năm trời trên đất khách, tích lũy được đôi chút kinh nghiệm qua bao khó khăn, thử thách, và cũng nhờ vốn tiếng Pháp anh học được trên nước bạn đã đưa Giang đến một quyết định mới: sang Pháp du học.
Tại Pháp, Giang theo học BMA, một trường tư thục ở Paris. Trong suốt quá trình học tập, Minh Giang luôn thể hiện mình là một sinh viên ưu tú và năng động, anh được bầu làm Tổng Thư ký Hội HS-SV tại Pháp và được tham gia nhiều hoạt động dành cho những sinh viên xuất sắc. Vừa học, vừa làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí, anh đã có hai năm nỗ lực thật sự trong lòng thủ đô Paris hoa lệ. Cũng tại đây anh đã tìm được hướng đi cho con đường lập nghiệp của mình.
Trong khoảng thời gian này Giang đã làm trở thành viên của nhóm dịch trẻ trong nước, giờ hiện là công ty xuất bản sách Alpha Books do anh Nguyễn Cảnh Bình sáng lập. Bằng vốn ngoại ngữ khá tốt và khả năng nhạy bén trong kinh doanh đến nay Giang đã trở thành cánh tay phải đắc lực của anh Bình, và hiện đang giữ chức Phó giám đốc công ty Alpha Books.
Không chỉ thành công dịch thuật và xuất bản sách, Trịnh Minh Giang còn được nhiều người biết đến với nhiều chức danh khác nhau như Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân lập Quốc tế VIP Hà Nội, cổ đông kiêm Trưởng phòng hợp tác phát triển Công ty Du lịch Bạn đồng hành, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Việt…
Trịnh Minh Giang và thầy cô, học trò trường tiểu học VIP School
Một đặc điểm nữa về con người Trịnh Minh Giang do chính nhân viên của anh nhận xét, thì anh Giang được đánh giá cao bởi sự tận tâm trong công việc, có nhiều việc anh có thể giao cho nhân viên nhưng anh vẫn nhận và làm rất chu đáo.
Bận nhiều việc là vậy nhưng Trịnh Minh Giang luôn biết cách sắp xếp thời gian cho công việc một cách hợp lý. Theo anh khi làm bất kỳ công việc nào cũng cần chú tâm và có niềm say mê thật sự với công việc đó, có như vậy, mới có hiệu quả công việc cao. Và một điều quan trọng nữa Minh Giang muốn gửi lời khuyên đến các bạn trẻ, khi khởi nghiệp bạn lựa chọn cho mình đúng nghề mà bạn ưa thích, tùy thuộc vào khả năng của mình, và nghề nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Chia sẻ với phóng viên VIT, anh Giang khiêm tốn tiết lộ: “ Có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự may mắn, bí quyết giúp mình khởi nghiệp, và lập nghiệp thành công còn do suy nghĩ riêng của bản thân, Giang không bao giờ muốn công việc của mình ảnh hưởng không tốt đến người khác”.
Mỗi con người thành đạt đều có một bí quyết thành công riêng, nhưng ở họ luôn có một điểm chung đó là sự quyết tâm, say mê và luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong công việc. Qua bài viết về Trịnh Minh Giang, VIT mong muốn các bạn trẻ hãy nỗ lực học tập, luôn mang trong mình một hoài bão, một ước mơ và quyết tâm thực hiện mơ ước đó đến cùng

hoc tu nhung~ doanh nhan thanh` dat


Cái tên Phạm Hữu Ngôn đã được nhắc đến nhiều trong giới Công nghệ thông tin từ khi Ngôn còn là sinh viên ĐH Bách khoa TPHCM. Năm 2004, Hữu Ngôn đã vượt qua 140 thí sinh đến từ 40 quốc gia để giành vị trí thứ 5 tại vòng chung kết Imagine Cup 2004 tổ chức tại Brazil với sản phẩm 3DproS. Đây là cuộc thi do hãng phần mềm Microsoft tổ chức thường niên nhằm khuyến khích sinh viên trên khắp thế giới sử dụng các công cụ mới nhất của Microsoft để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao. Để có mặt trong danh sách 5 thí sinh đạt điểm cao nhất, Phạm Hữu Ngôn mang theo quyết tâm- Việt Nam phải có mặt trên bản đồ Công nghệ thông tin thế giới.
Năm 2005, khi còn là sinh viên năm thứ 4 khoa Công nghệ thông tin- ĐH Bách Khoa TPHCM, Phạm Hữu Ngôn đã dành được giải ba cuộc thi Nhân tài đất Việt 2005 với sản phẩm “Thư viện phát triển cách ứng dụng đồ họa RADLib” cùng nhóm BK02.
Ba năm sau, Phạm Hữu Ngôn và nhóm Skydoor rạng danh bước lên vị trí cao nhất của cuộc thi Nhân tài đất Việt 2008. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với anh ngay sau lễ trao giải đêm qua (20/11), khi những niềm vui chiến thắng còn chưa kịp lắng xuống. Ít ai có thể ngờ, ngoài đời, kỹ sư Công nghệ thông tin Phạm Hữu Ngôn lại là người rất... lãng mạn!
Liệu có thể giản lược thành công của Skydoor trong một công thức: Sở thích du lịch + niềm đam mê công nghệ thông tin = Skydoor.net?
Chính xác là như thế! Tôi và hai thành viên còn lại của Skydoor.net đều đam mê công nghệ thông tin và rất thích đi du lịch. Chúng tôi đã đi nhiều nơi, đặt chân đến nhiều vùng và kết quả có được là ước mơ cho ra đời mạng thông tin du lịch giải trí Việt Nam và thế giới.
www.skydoor.net sẽ là website giải trí đầu tiên ở Việt Nam có tính năng mở, tương tác cho phép người sử dụng, các đơn vị du lịch, giải trí tự tạo điểm cung cấp thông tin cho đơn vị mình trên bản đồ hoàn toàn miễn phí. Đó sẽ nơi gặp gỡ chung của những ai yêu thích du lịch, những nhà cung cấp, và các khách hàng có nhu cầu.
Có câu nói, thành công là sự cộng hưởng của nhiều thất bại. Skydoor.net có phải là một sự cộng hưởng như vậy?
Có chứ! Thời gian ban đầu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Khi mình đang làm việc cho một công ty lớn với mức lương 2.000 USD một tháng, tự nhiên tách ra lập công ty nhỏ, mức thu nhập sẽ khác đi rất nhiều, thậm chí là không có. Tôi và các thành viên của mình đã đứng trước vô vàn những thách thức.
Nhóm chúng tôi ban đầu gồm có 5 thành viên. Hai thành viên đã phải đi tìm hướng khác vì họ cần kiếm tiền để lo cho gia đình. Ba chúng tôi còn lại may mắn hơn vì chỉ phải lo cho bản thân. Những khó khăn của một công ty nhỏ bước đầu thành lập rất khó có thể kể ra hết bằng lời.
Như anh nói ở trên, nhờ có sở thích du lịch mà ý tưởng về Skydoor.net ra đời. Chứng tỏ, một kỹ sư công nghệ thông tin đâu chỉ biết ngồi ôm máy tính suốt 24h như người ta vẫn nghĩ?
Sở thích du lịch + niềm đam mê công nghệ thông tin = Skydoor.net tiềm năng
Nếu chỉ biết ngồi ôm máy tính suốt 24h thì chắc mình sẽ trở thành một con robot mất! Tôi thường dành 12h mỗi ngày cho công việc. Thời gian còn lại, tôi đi chơi, ăn, ngủ. Nhìn tôi béo mập, mọi người vẫn trêu đùa, tôi như con gấu. Tôi rất thích bộ phim Kungfu Panda. Tôi thấy mình giống chú gấu Po béo mập, vụng về, nhưng có khát vọng, có hoài bão. Nếu gấu Po muốn học Kungfu bằng được, thì với tôi, công nghệ thông tin cũng hấp dẫn như vậy. Tôi muốn khám phá, học hỏi, sáng tạo, nhưng cũng vẫn ham ăn, ham ngủ như gấu Po. (Cười).
Tôi đã từng đọc blog của anh. Trong đó, anh viết rất lãng mạn về cuộc sống thường nhật của mình, rằng mỗi người luôn phải sống giữa lằn ranh lý trí và tình cảm, giữa hoài bão và sự lười biếng, giữa khát vọng và cảm giác chông chênh... Lãng mạn với anh là những gì?
Là những gì rất bình dị, đời thường. Tôi không muốn mình trở thành một con robot chỉ biết đến công việc và công việc. Tôi muốn mình cảm nhận được sự lãng mạn dù rất giản dị, tôi muốn cảm thụ cuộc sống để biết yêu cuộc sống, có thể chỉ là, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nướng hoặc được nói chuyện với một cô gái thú vị, dễ thương nào đó... (cười).
Vậy hẳn là có một cô gái dễ thương, thú vị đến cổ vũ cho anh đêm nay?
(Bối rối) Dạ có...!
Anh khiến tôi ngạc nhiên về một kỹ sư công nghệ thông tin. Anh cảm nhận được niềm vui lớn lao của sự thành công trong đêm trao giải Nhân tài đất Việt 2008 giống như gấu Po tìm ra bí kíp cũng Kungfu. Có thể hiểu, anh thấy mình đã đắc đạo với “Kungfu”- Công nghệ thông tin như gấu Po tài năng... Sẽ có người nói anh kiêu ngạo?
Đôi lần tôi đã từng bị hiểu như vậy, dù chưa tới mức là kiêu ngạo. Thường dân công nghệ thông tin chúng tôi vẫn bị cho là chảnh. Nhưng, tôi nhắc tới gấu Po là nhắc tới niềm đam mê Kungfu của cậu ấy. Mỗi người đều có một cá tính riêng, một niềm đam mê riêng. Nếu biết đánh thức đam mê của mình, sẽ thành công.
Được biết anh là người Công giáo. Anh từng viết, “Có thể trước đây tôi cũng đã từng có một cuộc sống khác ở một nơi rất xa, và tôi đã sống rất tốt nên được lên thiên đàng. Rồi sau đó Chúa lại giao cho tôi một nhiệm vụ mới, đó là sinh ra trong thế giới này để đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh...”
(Cười to), Đó chỉ là những câu viết đùa vui...
Nhưng đó là khát vọng cống hiến hay ít ra là ý thức muốn cống hiến...
Vâng, thực sự chúng tôi luôn muốn làm được một điều gì đó phục vụ cho xã hội, cho cộng đồng. Chị cũng biết, để làm giàu với công nghệ thông tin là rất khó, rất khắc nghiệt. Chúng tôi đi theo con đường công nghệ thông tin không phải để làm giàu, không nghĩ đến lợi ích kinh tế mà nghĩ nhiều đến lợi ích xã hội.
Chỉ từ 20-30 tuổi, khi ấy khát vọng cống hiến lớn nhất trong mỗi con người. Tôi và bạn bè của mình đang ở ngưỡng tuổi ấy và chúng tôi rất mong được cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Với giải nhất của Nhân tài đất Việt 2008, điều trước tiên các anh muốn làm là gì?
Chúng tôi luôn mong ước có thể đẩy mạnh hơn nữa những tính năng tiếp theo của mạng Skydoor.net. Những bước tiếp theo chắc chắn sẽ là quảng bá sản phẩm, kết nối với các công ty du lịch, với khách hàng cho nhu cầu... Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để Skydoor.net sẽ trở thành mạng giải trí, du lịch lớn nhất Việt Nam, càng sớm càng tốt.
Hiện tại, mạng đã có được hơn 3.000 lượt truy cập mỗi ngày. Hy vọng, những con số này sẽ tăng lên nhiều lần khi Skydoor.net có được những tính năng hiện đại, có được chỗ đứng vững chắc.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009


một thằng bé nhỏ thó đang ngồi cạnh một đống rác trong đêm 30.một cụ già cố móm mém đứng trước cửa nhìn những bông pháo hoa đùng đoàng trên bầu trời vì cụ tin rằng cụ sắp chết.và những con người lầm than đang cố kiếm vài đồng về quê cùng các con,họ chịu khổ bởi vì họ tin rằng con cái họ sẽ vui sướng hơn.khi đến nhà thờ tôi nhìn thấy nhiều người ngoan đạo chắp tay ngẩng đầu như hướng về tình yêu bao la của chúa,họ tin vào chúa và niềm tin đó làm họ sống theo chúa và tình yêu của người.niềm tin có trong mỗi con người chúng ta.các bạn ạ.hãy sống vì niềm tin của mình,sống vì ta biết rằng cuộc đời chẳng bao lâu,tình yêu bao la là vĩnh cửu.
Được đăng bởi BomViet "I can do it" because "life can't wait" vào những ngày nhìn ra cuộc sống.