lặng lẽ trong đói nghèo nơi vùng chiêm trũng mà có những con người đã là doanh nhân tiếng tăm. Một “nhà giàu” không chỉ vì của cải mà còn ….. giàu đủ thứ, nhất là nhân cách, nhân cách làm người, nhân cách làm giàu. Vốn tính hiếu kỳ của ký giả, tôi lên xe con của anh ta vèo vèo trên đường 5. Gần trưa, xe mới rẽ về ngôi nhà nhỏ nằm ven con mương ở xóm Tân Lập, xã Phương Hưng. Hai ông bà già tuổi ngoài 70 ra đón chúng tôi. Đó là vợ chồng ông Đỗ Trọng Hải và bà Nguyễn Thị Cưu. Một đĩa nhãn, một đĩa dưa hấu và một ấm trà được bày ra mời khách…….
Những giọt nước mắt...
Ông Hải vào chuyện. Tôi sinh năm 1935 ở vùng chiêm trũng này. Ông bà , bố mẹ tôi nghèo lắm, cực lắm. Năm 1945, bố tôi chết đói. Đến năm 1946 mẹ cũng bỏ anh em chúng tôi mà đi. Anh lớn tên là Kếu, Kếu lớn. Tôi cũng tên Kếu, Kếu em (đến năm 1957 mới đổi tên là Đỗ Trọng Hải). Cô em út tên Cạc. Bố mẹ đặt tên xấu để tránh hoạn nạn, thế mà giờ cũng không tha. Sau khi mẹ mất, Cạc được một sơ nhà thờ cưu mang, sau đi đâu không rõ, biệt tích cho tới tận bây giờ. Ông Hải nghẹn ngào nước mắt rưng rưng. Cảnh mồ côi lúc đó mới 11, 12 tuổi, bốn bận phải đi làm thằng ở. Bận đi ở cho địa chủ, cho những người trong họ để lay lắt sống qua ngày đoạn tháng. Chăn trâu, cắt cỏ, hầu hạ mọi việc trong nhà chủ. Cơm ăn không đủ no, có bữa phải ăn vụng giải khoai luộc của lợn, bị chủ bắt được đánh suýt chết.
Năm 1951 đi du kích, rồi làm quân báo cho xã hội đánh đồn Tây. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, hoạt dộng thanh niên rất hăng hái, sau được giao nhiệm vụ Bí thư chi đoàn xã Phương Hưng, bí thư đoàn đầu tiên của xã này. Hồi đó, tôi đã thấm nhuần lời Bác Hồ dạy thanh niên: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Đây là câu châm ngôn đi suốt cuộc đời tôi, nhất là khi gặp phải thách thức trong cuộc sống, đối mặt với đói nghèo. Bước ngoặt cuộc đời tôi từ đây. Cùng với hơn 1000 thanh niên trong xã, chúng tôi mày mò và thực hiện thành công nhiệm vụ cải tiến công cụ, như cắt cày chìa vôi thành cày 51, cải tiến bừa chữ nhi thành bừa đĩa để trâu kéo, sáng chế máy gặt cầm tay có hai lưỡi gặt lúa đạt năng suất cao…
Chính có thành tích này, tôi đã ba lần vinh dự được gặp Bác Hồ. Do được chọn là cá nhân xuất sắc tiêu biểu toàn tỉnh nên được cử đi tham dự Hội nghị thanh niên toàn quốc ở Hà Nội năm 1959. Bác Hồ đến dự và nghe báo cáo của tôi, lúc đó vẫn mang tên khai sinh là Đỗ Đức Kếu. Người khen “Chú Kếu đã biết vận dụng thực tế”. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần vị lãnh tụ kính yêu. Lần thứ 2 là vào hạ tuần tháng 6 năm 1960, tôi tròn 25 tuổi. Trung ương Đoàn cho xe về đón tôi và anh Kiều Văn Điền (quê Hà Tây cũ) đi gặp Bác ở Phủ Chủ Tịch. Người thân chinh giao cho hai chúng tôi sang Nam Ninh (Trung Quốc) học cải tiến nông cụ, tìm hiểu thao tác máy cấy của bạn. Máy cấy này có năng suất gấp từ 10 đến 15 người cấy bằng tay. Hơn bốn tháng học tập chúng tôi về nước cùng một toa tầu máy cấy do Mao Chủ Tịch gửi tặng. Tôi và anh Điền đã đi khắp nơi thao diễn máy cấy Nam Ninh. Và thật bất ngờ, sau kỳ họp Quốc hội khóa III năm 1960, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị và hầu hết đại biểu Quốc hội về một cánh đồng ở huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội, xem thao diễn máy cấy Nam Ninh. Bác mặc bộ quần áo nâu, đi dép cao su, đội mũ cát. Đứng trên bờ ruộng Bác bỗng cất tiếng “chú Kếu đâu, mang máy cấy ra đây, Bác cháu ta cùng cấy nào”. Nói rồi Bác bỏ dép, xắn quần lội ruộng. Tôi đứng cạnh, hướng dẫn Bác tra mạ và điều khiển máy. Bà Nguyễn Thị Thập cũng xắn quần lội ruộng, tươi cười “Tôi cấy tay, chú Kếu cấy bằng máy, xem ai nhanh hơn ai. Các vị trên bờ tính phút giùm tôi”. Ba lần được vinh dự gặp Bác, tới nay đã gần 50 năm rồi, mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn thấy Bác hiển hiện như mới ngày nào. Nhớ từng cử chỉ ân cần của Bác, từng lời căn dặn của Bác. Bác đã cho tôi làm người, dạy dỗ tôi nên người. Ông Hải lặng đi, những giọt nước mắt rơi rơi. Những giọt nước mắt của niềm xúc động lớn lao…
Cha truyền con nối thoát nghèo và làm giàu
Sau thời gian làm việc ở Xưởng Công cụ Cơ giới Nông nghiệp Hà Nội, rồi về Phòng nghiên cứu Cải tiến nông cụ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, đến năm 1989, ông Hải xin nghỉ hưu về quê. Bà vợ ông công tác ở Phòng Thủy lợi huyện cũng xin về hưu trước đó vài năm. Lương hưu của hai ông bà không đủ nuôi sáu đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Không cam chịu cảnh nghèo, ý chí của chàng trai ham tìm tòi, cải tiến thuở nào đã trỗi dậy mãnh liệt. Đỗ Trọng Hải đã mở xưởng cơ khí mang tên HTX Hợp Thành, chuyên thu mua phụ tùng ôtô phế thải về tái chế, mua thêm linh kiện mới, lắp ráp thành xe công nông, một phương tiện rất thịnh hành ở nông thôn thời ấy. Chẳng mấy “tiếng lành đồn xa”, cung không đáp ứng đủ cầu ở Hải Dương cũng như các tỉnh lân cận. Mấy cha con xúm vào làm cật lực suốt ngày đêm không hết việc. Và điều quan trọng hơn cả, các con trai lớn của ông bà đã “máu mê”giống người cha, thành thạo nghề cơ khí, mê mệt với ô tô. Không chỉ con trai, các cô con dâu cũng “đắm đuối” theo nghiệp nhà chồng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, họ đã trở thành những ông chủ tên tuổi ở Hải Dương. Mỗi nhà có một cơ ngơi, mỗi nhà là một doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật là vợ chồng người con thứ ba, Đỗ Trọng Tú. Anh là một doanh nhân nổi tiếng với “Chợ ôtô” tọa lạc trên mặt bằng hơn 11.000m2 ngay trên mảnh đất Gia Lộc quê hương, sở hữu các chi nhánh ô tô Đại Cường cũng rất hoành tráng ở Quảng Ninh, Thanh Hóa… Đỗ Trọng Tú nhiều năm được vinh danh là “Doanh nhân trẻ tiêu biểu của Hải Dương”, từng được nhiều lần nhận Cúp vàng Doanh nhân Tâm Tài của quốc gia. Gần nhất, Đỗ Trọng Tú hai lần có mặt trong đội ngũ tháp tùng đoàn đại biểu cao cấp của Nhà nước do Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tới nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu.
Sao có sự bứt phá thoát nghèo, làm giàu ngoạn mục như vậy? Ông Hải mỉm cười ý nhị. Cũng là do chịu học mà thôi. Học ở trường đời nhiều lắm. Nhưng có một “sự kiện” làm thay đổi hẳn tư duy của tôi. Đó là lần may mắn được tiếp xúc với các nhà doanh nghiệp người Nhật Bản. Họ về “khảo sát” môi trường đầu tư ở Hải Dương. Nhân lúc nghỉ ngơi, tôi hỏi một người: Bên nước ông có nhiều người giàu có, họ làm giàu bằng cách nào? Có ba cách: Làm giàu bằng quyền lực, con cái dễ sinh hư. Làm giàu man trá, dễ vào tù. Còn làm giàu bằng trí tuệ, sự khôn ngoan, nhất là có ý chí mãnh liệt, cái sự giàu bền vững hơn cả. Tôi suy nghĩ mãi, họp tất cả con cái, cả nhà bàn thảo cả ngày về câu nói ấy của người Nhật Bản. Và cả gia đình đã thống nhất chọn con đường thứ ba. Con đường của ý chí. Quyết chí làm giàu, ắt giàu thôi.
Năm 1945, cả gia tộc họ Đỗ mất 33 nhân mạng. Còn nay, những người con của đại gia đình Đỗ Trọng Hải tất cả đều thành đạt, giàu có, được quê hương, làng xóm và xã hội quý mến, trân trọng. Con người Bí thư xã Đoàn đầu tiên của Phương Hưng năm nào chỉ nhỏ nhẻ: Ba lần vinh dự gặp Bác đã thay đổi cuộc đời tôi, cho chúng tôi và con cháu nên người, cho một cuộc sống như hôm nay. Mãi mãi biết ơn Người!
:
Người biết biến ước mơ thành hiện thực (16-09-2008 -03h49)
Người Việt đầu tiên làm xe du lịch (06-09-2008 -02h09)
Doanh nhân Phạm Thị Loan: Chung sức vì bình đẳng giới (03-09-2008 -02h00)
Thái Bình: Cá nhân doanh nghiệp ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng trường học (22-08-2008 -09h24)
Doanh nhân tỷ phú làm rung chuyển công nghệ tin học thế giới (20-08-2008 -07h17)
Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân hảo tâm với người nghèo (19-08-2008 -07h25)
Doanh nhân góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc (31-07-2008 -05h59)
Như chuyện cổ tích ven rừng (28-07-2008 -09h17)
" Bộ đội Cụ Hồ" trên thương trường (11-07-2008 -03h55)
Dồn tâm huyết cho dòng tranh độc đáo của vùng quê Kinh Bắc (20-06-2008 -09h14)
Văn hóa Doanh Nhân trong "Đời Sống" của Thương hiệu (19-06-2008 -07h07)
Người giữ hồn cho nghề truyền thống chạm khắc gỗ (10-06-2008 -09h46)
Nữ giám đốc tài năng, tận tụy với công việc (10-06-2008 -09h43)
Doanh nhân Phạm Minh Đức: Gắn bó với Bình Chánh như duyên phận (03-06-2008 -02h45)
Tập đoàn Nam Cường: Lớn mạnh cùng các dự án (02-06-2008 -03h48)
Người biết biến ước mơ thành hiện thực (16-09-2008 -03h49)
Người Việt đầu tiên làm xe du lịch (06-09-2008 -02h09)
Doanh nhân Phạm Thị Loan: Chung sức vì bình đẳng giới (03-09-2008 -02h00)
Thái Bình: Cá nhân doanh nghiệp ủng hộ 1 tỷ đồng xây dựng trường học (22-08-2008 -09h24)
Doanh nhân tỷ phú làm rung chuyển công nghệ tin học thế giới (20-08-2008 -07h17)
Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân hảo tâm với người nghèo (19-08-2008 -07h25)
Doanh nhân góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc (31-07-2008 -05h59)
Như chuyện cổ tích ven rừng (28-07-2008 -09h17)
" Bộ đội Cụ Hồ" trên thương trường (11-07-2008 -03h55)
Dồn tâm huyết cho dòng tranh độc đáo của vùng quê Kinh Bắc (20-06-2008 -09h14)
Văn hóa Doanh Nhân trong "Đời Sống" của Thương hiệu (19-06-2008 -07h07)
Người giữ hồn cho nghề truyền thống chạm khắc gỗ (10-06-2008 -09h46)
Nữ giám đốc tài năng, tận tụy với công việc (10-06-2008 -09h43)
Doanh nhân Phạm Minh Đức: Gắn bó với Bình Chánh như duyên phận (03-06-2008 -02h45)
Tập đoàn Nam Cường: Lớn mạnh cùng các dự án (02-06-2008 -03h48)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét